Các cấp độ trong tiếng Nhật, tại sao gọi là các cấp độ N?

4815

Bạn là một người đam mê học ngoại ngữ?Sắp đi XKLĐ Nhật Bản hay du học Nhật Bản? Bạn học để chứng tỏ được năng lực bản thân, và bạn cần biết mình đang ở đâu trong biển trời kiến thức này, đó là lý do các tín chỉ được tạo ra. Trong tiếng Nhật, phổ biến nhất chính là các cấp độ Kyu, bạn vẫn hay thấy nó dưới dạng: N1, N2, N3, N4, N5.

Để dễ hình dung, các bạn cứ hình dung theo cách này, trong tiếng Nhật có các cấp độ sau:

N5 = 5Kyu

N4 = 4Kyu

N3 = 3Kyu

N2 = 2Kyu

N1 = 1Kyu


Cấp độ tăng dần từ N5 đến N1, nghĩa là đối với bạn có bằng từ N5 đến N3 coi như bạn đang có kiến thức căn bản về tiếng Nhật, N2 thì cao hơn một chút nghĩa là bạn đã có thể sử dụng khá thành thạo, còn N1 nghĩa là bạn đã rất thành thạo rồi, bạn có thể sử dụng tiếng Nhật một cách khá thuần thục. Đến đây có lẽ bạn đã có thể phân biệt được ít nhiều về các chứng chỉ tiếng Nhật rồi nhỉ?

Vậy thì các bạn cần cấp độ bao nhiêu để có thể xin việc ở một công ty Nhật Bản? Xin bật mí với các bạn, đa phần bạn chỉ cần học đến Tiếng Nhật cấp độ N3 là đã có thể xin việc làm ở các công ty Nhật bạn được rồi. Nói như vậy không có nghĩa là bạn chỉ cần học đến N3 mà thực sự thì kiếm N2 khá ít, ít người học đến N2 hay N1 vì họ thiếu sự đam mê cũng như thiếu kinh nghiệm học tiếng Nhật. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm được việc tốt, lương cao thì đừng bao giờ ngần ngại và thiếu quyết tâm, hãy học lên đến N1, bạn có dám thử không?

Nhưng, bài viết này không nhằm đặt những mục tiêu phù phím rằng các bạn phải học đến cấp độ nào, mà là các bạn đam mê bao nhiêu, các bạn nên xác định phương hướng nào khi học tiếng Nhật. Hôm nay, Vinamex xin được trích lại một chia sẻ của một bạn đã từng học tiếng Nhật, có lẽ sẽ giúp bạn phần nào định hướng được đam mê của bản thân cũng như giữ vững đam mê này.

===

Nhũng ai đã học qua tiếng Nhật, đã từng thi Kyu, đã từng đi làm cho công ty Nhật sẽ hiểu được giá trị của cái bằng đó như thế nào. Theo kinh nghiệm và ý kiến cá nhân của mình thì nó chả có ý nghĩa gì ngoài việc xin được 1 công việc đúng chuyên ngành (tiếng Nhật), ngoài ra nó không hỗ trợ gì nhiều cho bản thân mình trong công việc. Mình nói “không hỗ trợ gì nhiều”, có nghĩa là vẫn có ích, nhưng ít thôi. Bản thân người Nhật họ cũng không dùng những ngữ pháp, từ vựng cao siêu của N1 nữa mà.

Vì vậy mình hy vọng các bạn tự mình nỗ lực để đạt được trình độ, đẳng cấp thật sự trong tiếng Nhật chứ không phải học vì một cái bằng cấp nào đó. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp, có những bạn thậm chí học 4 năm đại học, có bằng N1 nhưng không nói được 1 câu ra hồn (do bằng này không có phần thi nói). Ngược lại, có những người nói như sấm như sét (do giao tiếp nhiều với người bản xứ) lại không viết được 1 câu đúng ngữ pháp cơ bản.

Học bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy. Chúng ta cần hoàn thiện 4 kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết. Nếu thiếu 1 trong 4 kỹ năng trên, xem như chúng ta vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu yếu thì phải tìm mọi cách khắc phục, để lâu sẽ thành mối họa cho chúng ta về sau – những người đã chọn tiếng Nhật làm kế sinh nhai. Tiếng Nhật rất mênh mông, vậy phải học như thế nào? Học làm sao để có hiệu quả? Theo mình thì các  bạn hãy học theo cách của chính bạn. Cách mà bạn cho là phù hợp nhất với bản thân mình, hoàn cảnh của mình (học từ vựng, nghe nhạc Nhật, xem phim Nhật, thích cái gì thì học cái đó). Chỉ có điều cần ghi nhớ là phải học thật nhiều,mọi lúc mọi nơi. Học đến khi nào ít ra bạn đi ra đường nhìn thấy bất cứ cái gì thì cũng có thể diễn tả được bằng tiếng Nhật và nói được nhanh chóng thì lúc đó xem như tạm ổn (vì tiếng Nhật vẫn còn 1 phần rất khó xơi là từ chuyên ngành).

Nhưng bạn yên tâm, cho dù không có từ chuyên ngành, khi chúng ta đạt được đến trình độ tương đối có thể diễn tả từ đó bằng từ tiếng Nhật khác cùng nghĩa thì người nghe vẫn hiểu được. Dĩ nhiên là có những từ chuyên ngành không thể giải thích được và bắt buộc chúng ta phải học ở trung tâm Nhật ngữ.

Thêm nữa là học từ người bản xứ. Hãy tìm cho mình 1 người Nhật làm bạn, thực tế bên ngoài cũng được, qua các diễn đàn, mạng xã hội cũng được. Hãy nói chuyện với họ bằng tiếng Nhật và nhờ họ chỉnh sửa dùm mình. Và phải ghi nhớ cách họ dùng từ như thế nào để học hỏi và bắt chước theo!

Trong các chương trình của Nhật đều có chạy chữ. Cách học của bản thân mình là xem phim, xem các chương trình gameshow. Vì qua những cái này mình sẽ học được rất nhiều từ vựng và cách nói thực tế người Nhật đang sử dụng. Từ đó áp dụng vào cuộc sống thực tế của bản thân luôn, sẽ nhớ rất lâu đó. Mặt khác các gameshow của Nhật hay chạy chữ (tiếng Nhật) bên dưới khi các diễn viên nói, mình sẽ dễ dàng nắm bắt họ đang nói gì hơn (vì có nhiều người nói rất nhanh, nuốt chữ hay dùng tiếng địa phương). Lúc nào cũng kèm 1 cuốn sổ từ vựng bên cạnh, khi có từ mới nào là ghi vô ngay để nhớ. Bản thân mình rất lười học từ, nên ghi xong thì trong mấy ngày sau mình cố gắng sử dụng nó càng nhiều càng tốt để nhớ, không cần học. Bắt chước cách nói, cách viết mail, cách dùng từ của sếp hay các bạn người Nhật. Thường nhờ sếp chỉnh lại những lỗi chính tả và cách dùng từ.

Còn nhiều lắm, mỗi người trong quá trình học sẽ có những phương pháp riêng phù hợp.

Các bạn học viên Vinamex

頑張(がんば)ってくださいね! CỐ GẮNG LÊN CÁC BẠN NHÉ !

Đánh giá ngay !