Theo tờ Báo Kinh tế – Du lịch của Nhật Bản ngày 15/1/2019, với tư cách lưu trú mới Kỹ năng đặc định được mở thêm nhằm mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài, ngành khách sạn sẽ có khả năng tuyển dụng tối đa 22.000 người cho 5 năm sắp tới.
Kỳ thi đánh giá kỹ năng ngành khách sạn (tên tạm gọi) dự định sẽ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2019.
Doanh nghiệp được tuyển dụng lao động kỹ năng đặc định số 1 ngành khách sạn là các cơ sở có giấy phép kinh doanh khách sạn và ryokan (khách sạn kiểu Nhật). Hình thức tuyển dụng là tuyển dụng trực tiếp làm nhân viên chính thức và có mức lương bằng hoặc hơn người Nhật. Các công việc có thể làm là tiếp tân, lên kế hoạch – quảng cáo, tiếp khách, dịch vụ nhà hàng,v.v…
Bên cạnh đó cũng có thể làm các công việc liên quan mà thông thường nhân viên người Nhật vẫn làm như bán hàng, kiểm tra, thay đổi thiết bị bên trong khách sạn. Ngoài ra, lao động có thể chuyển việc với cùng nội dung công việc.
Kỳ thi đánh giá kỹ năng ngành khách sạn sẽ được tổ chức 2 lần/năm trong và ngoài nước Nhật Bản, với 2 nội dung thi là lý thuyết và thực hành. Năng lực tiếng Nhật sẽ được kiểm tra theo kỳ thi chỉ định. Kỳ thi đầu tiên dự định sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 2019 trong nội địa Nhật Bản nhắm đến đối tượng là du học sinh
Kỳ thi đánh giá kỹ năng ngành khách sạn (tên tạm gọi) dự định sẽ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2019.
Doanh nghiệp được tuyển dụng lao động kỹ năng đặc định số 1 ngành khách sạn là các cơ sở có giấy phép kinh doanh khách sạn và ryokan (khách sạn kiểu Nhật). Hình thức tuyển dụng là tuyển dụng trực tiếp làm nhân viên chính thức và có mức lương bằng hoặc hơn người Nhật. Các công việc có thể làm là tiếp tân, lên kế hoạch – quảng cáo, tiếp khách, dịch vụ nhà hàng,v.v…
Bên cạnh đó cũng có thể làm các công việc liên quan mà thông thường nhân viên người Nhật vẫn làm như bán hàng, kiểm tra, thay đổi thiết bị bên trong khách sạn. Ngoài ra, lao động có thể chuyển việc với cùng nội dung công việc.
Kỳ thi đánh giá kỹ năng ngành khách sạn sẽ được tổ chức 2 lần/năm trong và ngoài nước Nhật Bản, với 2 nội dung thi là lý thuyết và thực hành. Năng lực tiếng Nhật sẽ được kiểm tra theo kỳ thi chỉ định. Kỳ thi đầu tiên dự định sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 2019 trong nội địa Nhật Bản nhắm đến đối tượng là du học sinh.
Tư cách Kỹ năng đặc định có thời gian lưu trú là 5 năm nhưng lao động nước ngoài nếu thi đậu kỳ thi chỉ định sẽ có thể làm được đa dạng các công việc của khách sạn nên các cơ sở kinh doanh khách sạn ở những khu vực khó tuyển dụng lao động kỳ vọng rằng kỹ năng đặc định sẽ là biện pháp giúp họ giải quyết khó khăn này.
Tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng cũng là một hướng đi cho ngành khách sạn
Cho đến nay, ngoài đối tượng du học sinh làm việc bán thời gian ra, lao động người nước ngoài làm việc trong ngành khách sạn chỉ giới hạn cho đối tượng nhân sự cao cấp ở các tư cách lưu trú như kỹ thuật, trí thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế với các công việc yêu cầu chuyên môn và kỹ thuật như thông dịch,v.v.
Trong ngành khách sạn, ngoài tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định mới dành cho lao động nước ngoài, ngành này còn đang chuẩn bị cho việc tiếp nhận lao động theo chương trình thực tập kỹ năng có thể lưu trú dài nhất là 5 năm. Hiện nay công đoạn chuẩn bị này đang được các đoàn thể doanh nghiệp trong ngành khách sạn thực hiện các thủ tục xin bổ sung ngành nghề thực tập số 2 và dự đoán sẽ được chấp nhận trong năm 2019.
Chương trình thực tập kỹ năng có nhiều giới hạn về nội dung công việc cũng như hình thức tiếp nhận phải thông qua đoàn thể quản lý nhưng những lao động hoàn tất chương trình thực tập kỹ năng có thời gian thực tập là 3 năm cũng có thể chuyển sang tư cách lưu trú mới Kỹ năng đặc định số 1 mà không cần phải tham gia kỳ thi như các đối tượng lao động khác là một lợi thế đáng kể.
Nhật Bản ước tính sẽ tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài trong 5 năm tới, trong đó có 22.000 lao động ngành khách sạn, mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam. Chính vì thế, năm 2019 hứa hẹn sẽ là một năm đầy triển vọng phát triển đối với xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Đặc biệt, với sự khởi đầu là ngành nghề khách sạn (trong 14 ngành nghề) cũng mở ra một “trang mới” đối với những lao động Việt có trình độ và mong muốn được làm việc trong các ngành dịch vụ. Đây có lẽ là cơ hội nhưng cũng là thách thức với những lao động Việt Nam khi phải thực sự cố gắng hơn trong việc trang bị ngôn ngữ và trình độ chuyên môn cao hơn so với chương trình thực tập sinh đang tồn tại song song.